Tuổi thọ bóng đèn LED bao lâu
Tuổi thọ bóng đèn LED bao lâu? Đó là câu hỏi mà mọi người luôn quan tâm. Và theo quan điểm của chúng ta từ trước đến nay chắc hẳn đều nghĩ đèn LED càng ít sử dụng thì tuổi thọ mới cao đúng không ?
Nhưng chưa chắc như vậy , nên chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây
Tuổi thọ bóng đèn Led vẫn là câu hỏi của nhiều người, và cách sử dụng đèn Led hiệu quả
I. Giới thiệu về bóng đèn LED và tính năng nổi bật của nó
Giới thiệu về công nghệ LED
Công nghệ LED là gì?
Trước khi hiểu được công nghệ LED là gì, bạn cần hiểu được LED nghĩa là gì. LED là từ viết tắt tiếng Anh Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang.
Vậy công nghệ LED cũng giống như điốt, được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N. Tạo ra ánh sáng nhờ sự gặp nhau của các electron trong môi trường chất bán dẫn dựa trên nguyên lý điện phát quang
Ưu điểm của bóng đèn LED so với các loại bóng đèn khác
Ưu Điểm của đèn LED chiếu sáng
Cho lượng ánh sáng cao
Ngày nay các thiết bị đèn LED có hiệu suất rất cao có thể lên đến hơn 200 lm/W. Hiệu suất sáng đạt vượt xa ánh sáng bóng đèn sợi đốt 15lm/ hoặc đèn huỳnh quang 80 - 95lm/W. Với hiệu suất cao hơn mức tiêu thụ điện năng sẽ thấp hơn, tiết kiệm điện năng đáng kể. Khả năng hoàn vốn khi sử dụng đèn LED được rút ngắn chỉ trong khoảng trên dưới 1 năm tùy theo thời lượng sử dụng.
Tuổi thọ bền bỉ
Tuổi thọ của đèn LED từ 30.000 đến 100.000 giờ. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng đèn LED kéo dài từ 10 đến 30 năm, tùy thuộc vào số giờ hoạt động mỗi ngày. Tuổi thọ bền bỉ làm giảm chi phí bảo trì và công sức lắp đặt đối với những vị trí khó tiếp cận.
Tuổi thọ của đèn LED
Đặc tính hoạt động
Công nghệ LED hoạt động ở môi trường có nhiệt độ thấp. Không nhạy cảm với nhiệt độ thấp và không bị ảnh hưởng khi bị bắt tắt thường xuyên. Hiiệu quả và an toàn trong môi trường lạnh. Tốt hơn cho các ứng dụng đòi hỏi phải thường xuyên chuyển mạch và tắt đèn.
Chống sốc chống rung
Các thành phần hoạt động trong đèn LED được cách ly với bề mặt bên ngoài bằng một lớp cách điện chất lượng cao. Các điện cực và cách thành phần điện tử đều nằm trong vỏ bọc an toàn. Đảm bảo rằng không có dòng điện nào có thể rò rỉ vào tản nhiệt. Ngoài ra để chống rung hiệu quả, các thành phần trên của đèn LED còn được bọc trong nhựa acrylic trong suốt.
Sự phổ biến và ứng dụng của bóng đèn LED trong đời sống hàng ngày
Công nghệ LED ngày càng trở nên phổ biến và là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Công nghệ này cung cấp rất nhiều loại đèn LED khác nhau giúp người dùng dễ dàng lựa chọn. Vậy nên công nghệ này được ứng dụng trên nhiều các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:
-
Ứng dụng trong lĩnh vực hiển thị cho các thiết bị điện tử, điện tử gia dụng.
-
Cung cấp ánh sáng cho các ngành nông nghiệp. Tăng hiệu suất canh tác tránh lãng phí. Thích hợp canh tác trong nhà kính và các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
-
Ứng dụng mạnh mẽ trong chiếu sáng và trang trí nội ngoại thất.
-
Ứng dụng vào lĩnh vực y học để làm đẹp và nâng cao sức khỏe cho con người. Ngoài ra hỗ trợ cho các y bác sĩ thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn.
-
Ứng dụng trong báo hiệu không lưu, hàng hải, hàng không. Đèn được lắp theo quy định từ trên các điểm cao như nóc tòa nhà cao tầng, tháp truyền hình, trạm phát sóng, cột điện cao áp… Cho tới các vị trí đặt khó tiếp cận với nguồn điện lưới mà phải dùng acquy, năng lượng mặt trời.…
II. Khái niệm "Tuổi thọ" của bóng đèn LED là gì?
Định nghĩa "Tuổi thọ" của bóng đèn LED
Tuổi thọ của đèn LED được hiểu là khoảng thời gian đèn LED cung cấp nguồn sáng tốt nhất và ổn định nhất với mức quang thông như nhà sản xuất công bố. Ví dụ: Đèn LED bulb Phenikaa Lighting có quang thông 2000 lm với tuổi thọ 20.000 giờ. Nghĩa là, trong 20.000 giờ đó, ánh sáng đèn LED Phenikaa duy trì ở mức 2000 lm.
Sau khi chạm mốc tuổi thọ, đèn LED sẽ không bị cháy bóng như đèn sợi đốt, huỳnh quang, mà chỉ giảm mức quang thông. Với các loại bóng đạt tiêu chuẩn L70, L80 như đèn LED Phenikaa, thì đèn vẫn hoạt động bình thường và quang thông lúc này sẽ đạt mức 70% so với 20.000 giờ đầu. Với ví dụ ở trên, sau 20.000 giờ, bóng đèn LED Phenikaa sẽ hoạt động với quang thông 1400 lm.
Còn đối với bóng đèn sợi đốt, tuổi thọ của đèn LED được tính từ khi thời điểm sử dụng lần đầu cho tới khi dây tóc trong bóng đèn bị đứt. Tuổi thọ của bóng đèn sợi đốt là 1000 giờ, khi chạm mốc này đèn sẽ bị cháy và không sử dụng được nữa.
Lưu ý: Thời gian sử dụng đèn thực tế trong ngày của các gia đình là khác nhau nên nhà sản xuất không thể công bố tuổi thọ đèn theo thời gian là năm, thay vào đó sẽ là số giờ hoạt động. Bạn có thể tính toán lại bằng công thức sau:
Tuổi thọ của đèn LED (năm) = Tuổi thọ công bố Thời gian sử dụng mỗi ngày * 365 (ngày)
Tuổi thọ đèn LED tính theo năm của mỗi gia đình là khác nhau tùy vào thời gian sử dụng thực tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng đèn LED
4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ của đèn LED
Tuổi thọ của bóng đèn chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố đó là chip LED, bộ nguồn, tản nhiệt và yếu tố ngoại cảnh. Chi tiết dưới đây
1/ Chip LED
Chip LED chứa vật liệu bán dẫn, phát sáng dựa vào bức xạ nhiệt năng tạo thành quang năng. Chip LED chính là nguồn sáng của bóng đèn. Vì vậy, tuổi thọ và chất lượng bóng đèn chịu ảnh hưởng từ chip LED. Chip LED được làm từ vật liệu và công nghệ cao sẽ hoạt động trong thời gian dài và ngược lại. Vì vậy, khi mua đèn LED, bạn nên chú ý tới yếu tố thương hiệu của chip LED. Một số thương hiệu có thể kể đến như OSRAM, Samsung, Luxeon, Bridgelux, Nichia,...
Các mẫu bóng đèn LED Phenikaa đều sử dụng chip LED OSRAM - thương hiệu chip LED đến từ Đức với chất lượng được đánh giá top đầu thế giới. Vì vậy, tất cả sản phẩm đèn LED Phenikaa đều đạt tuổi thọ 20.000 giờ. Trong khi tuổi thọ của đèn LED trên thị trường thường ở mức từ 10.000 - 15.000 giờ.
Đèn LED Phenikaa có tuổi thọ cao lên đến 20.000 vì cấu tạo đèn có sử dụng chip LED OSRAM
2/ Bộ nguồn
Bộ nguồn của đèn LED là ột trong yếu tố quan trọng làm nên Tuổi thọ của đèn LED. Nó đóng vai trò đổi chiều dòng điện 220V trở thành nguồn điện phù hợp với bóng đèn. Bộ nguồn thường bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí, dây điện, lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Độ ẩm có thể làm cho cấu tạo bên trong bộ nguồn hoạt động chập chờn, dẫn tới không cung cấp nguồn điện ổn định cho bóng đèn. Vì vậy, khi đi mua bóng đèn LED, bạn cần kiểm tra kỹ vỏ bộ nguồn để đảm bảo không có những chỗ hở ảnh hưởng tới bóng.
3/ Tản nhiệt
Mặc dù, đèn LED phát thải nhiệt năng không đáng kể, ít hơn rất nhiều so với bóng đèn sợi đốt và huỳnh quang. Tuy nhiên, khi chip LED hoạt động liên tục trong nhiều giờ sẽ tạo ra một lượng nhiệt năng. Nhiệm vụ của tản nhiệt chính là giải phóng lượng nhiệt này, giúp chip LED hoạt động tốt hơn. Vì sức nóng của nhiệt có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác bên trong bóng đèn cũng như Tuổi thọ của đèn LED
4/ Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài những yếu tố thuộc về cấu tạo của đèn, môi trường bên ngoài cũng tác động không nhỏ tới tuổi thọ bóng đèn LED. Để duy trì chất lượng ánh sáng của bóng đèn trong thời gian tối đa, khách hàng sử dụng bóng đèn LED cần lưu ý một vài điểm sau:
-
Nhiệt độ môi trường xung quanh: Sự nhạy cảm của chip LED ở nhiệt độ cao khiến tuổi thọ của bóng đèn bị ảnh hưởng. Tuy các sản phẩm bóng đèn đều có bộ phận tản nhiệt nhưng nếu hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thời gian dài sẽ khiến tuổi thọ của đèn LED bị giảm.
-
Độ ẩm: Độ ẩm cao có thể dẫn đến đèn bị chập điện, cháy chip LED. Đặc biệt, Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới với độ ẩm không khí luôn ở mức cao, có thể lên tới trên 80% thì điều này càng đáng lưu ý. Bạn nên lựa chọn bóng đèn có độ ẩm tiêu chuẩn Rh từ 85% trở lên như đèn đèn LED Phenikaa để đảm bảo tuổi thọ cho bóng.
-
Nguồn điện: Nguồn điện áp không ổn định, quá thấp hoặc quá cao sẽ dẫn tới cường độ dòng điện thay đổi đột ngột. Dòng điện đi qua bộ nguồn, vào chip LED vì vậy cũng chập chờn. Về lâu dài sẽ có hại cho độ bền của bộ nguồn, tác động tiêu cực tới chip LED khiến tuổi thọ đèn LED giảm.
Cách tính toán và đo lường tuổi thọ của bóng đèn LED
Phân biệt thời gian sử dụng và tuổi thọ của đèn LED
Từ định nghĩa ở trên có thể thấy, tuổi thọ và thời gian hoạt động của đèn LED là hoàn toàn khác nhau. Với ví dụ ở trên, đèn LED Phenikaa có thời gian hoạt động > 20.000 giờ vì đạt tiêu chuẩn L70 nên đèn vẫn chiếu sáng bình thường với quang thông bằng 70% so với ban đầu, nghĩa là ở mức 1400 lm.
Bảng so sánh tuổi thọ và thời gian hoạt động của đèn LED với các loại đèn khác (trong điều kiện không có tác động bên ngoài làm hư hỏng) để thấy được ưu điểm của đèn LED.
Bảng 1 - Tuổi thọ và thời gian hoạt động các loại đèn
Tuổi thọ trung bình của đèn LED trong thực tế
Trên thị trường hiện có hàng trăm mẫu đèn LED với mục đích sử dụng, tuổi thọ dao động trung bình từ 10.000 - 15.000 giờ. Tuổi thọ của đèn LED chất lượng cao sẽ có tuổi thọ từ 20.000 giờ trở lên.
Bảng 2 - Tuổi thọ các dòng bóng đèn LED
Không có một con số tuổi thọ cụ thể cho đèn LED vì mỗi nhà sản xuất sẽ ứng dụng công nghệ chiếu sáng riêng. Bên cạnh đó, tuổi thọ của bóng đèn LED còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đến từ môi trường lắp đặt, vật liệu cấu tạo. Chi tiết về các yếu tố này sẽ được đề cập ngay trong phần tiếp theo của bài viết.
IV. Cách sử dụng và bảo quản bóng đèn LED để kéo dài tuổi thọ
Mẹo bảo quản đèn led đúng cách cho tuổi thọ cao
Trước những nguyên nhân gây hỏng hóc ở trên, Hita chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các cách sử dụng và bảo quản đèn giúp đèn hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ cao.
Thường xuyên vệ sinh đèn led
Thường xuyên lau chùi bóng đèn và máng đèn, chóa đèn. Khi lau bạn nên sử dụng khăn lau qua và tuyệt đối không sử dụng các hoá chất, nước tẩy bởi các dung dịch này có thể làm chập mạch, linh kiện điện tử trong đèn. Trong quá trình lau hãy cẩn thận từ từ, tránh mạnh tay.
Thường xuyên kiểm tra chiếu sáng của đèn led
Để chắc chắn đèn led hoạt động bình thường việc kiểm tra thường xuyên khả năng chiếu sáng là điều cần thiết. Khi phát hiện những hiện tượng lạ của đèn ngay lập tức xem xét và thay mới các linh kiện nếu cần thiết.
Bảo quản đèn ở nơi khô ráo thoáng mát
Lắp đặt đèn led tránh những khu vực ẩm ướt luôn được các nhà sản xuất lưu ý. Bởi môi trường ẩm thấp không chỉ gây ảnh hưởng tới sản phẩm mà bạn còn rất nguy hiểm cho người dùng. Các hiện tượng chập điện hay có hiện tượng rò rỉ điện sẽ vô cùng nguy hiểm. Do đó bạn nên chọn vị trí thoáng mát và khô ráo lắp đèn led để có thể phát huy hết những tính năng ưu việt.
Không tự ý tháo gỡ đèn led
Không phải tất cả các đèn led đều có cấu tạo giống nhau vì vậy bạn không nên tự ý tháo gỡ sản phẩm để xem xét hoặc sửa chữa. Điều này khiến các linh kiện bị ảnh hưởng nếu không được lắp đặt đúng vị trí. Thêm vào đó các linh kiện đèn led rất nhỏ dễ bị hỏng hóc nếu thao tác không cẩn thận làm mất đi tính năng ban đầu. Do đó bạn tuyệt đối không nên tự ý tháo lắp sản phẩm.
Bên cạnh những lợi ích rõ ràng của công nghệ chiếu sáng xanh - đèn Led đối với môi trường thì các nghiên cứu khoa học cũng đã mở rộng và chứng minh được những ưu điểm lớn của đèn led không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang đến lợi ích cho sức khỏe và sự an toàn của con người.Cùng khám phá ngay những ứng dụng, những lợi ích tuyệt vời mà đèn led mang lại trong các lĩnh vực của đời sống trong nội dung bên dưới, tin chắc bạn sẽ yêu thích và chọn mua ngay những sản phẩm của đèn led cho gia đình của mình.
Qua bài viết trên mong là giúp bạn hiểu hơn về đèn led, tuổi thọ của đèn , và cách sữ dụng 1 cách hiệu quả để giúp tăng cường tuổi thọ của đèn led.
Website: www.mitsu.vn
Giao nhận bảo hành: 1900 63 80 64
Đánh giá:
Like và chia sẻ: