DỰ TRỮ THỰC PHẨM MÙA DỊCH COVID SAO CHO AN TOÀN?
1. Cách chọn mua thực phẩm
- Tâm lý của người dân, từ khi biết sự nguy hiểm của corona, thói quen đi chợ cũng đã thay đổi. Đó là thay vì đi hàng ngày để mua đồ tươi sống cho ngon, nhiều người chấp nhận đi chợ để mua thực phẩm tích trữ dùng cho nhiều ngày.
- Chính vì vây, để tránh việc khan hiếm hoặc phải mua thực phẩm với giá đắt đỏ trong thời gian dịch bệnh, bạn nên chọn những thực phẩm an toàn, ưu tiên đồ đóng hộp để lưu trữ được lâu, và đọc những lưu ý sau để chọn các sản phẩm tươi sống, đóng gói sẵn khác.
Cách chọn sản phẩm đóng gói
- Sản phẩm bao gói phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất, nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm gồm: tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần cấu tạo chính.
- Chỉ chọn các thực phẩm còn hạn sử dụng, và nên chọn những sản phẩm có thời hạn sử dụng còn dài. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu.
Cách chọn thực phẩm tươi sống
- Nếu thực phẩm được bán ở cửa hàng, siêu thị, nên chọn các thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với sản phẩm, được bảo quản nơi thoáng mát, an toàn thực phẩm.
- Nếu phải mua thực phẩm ở chợ truyền thống, nên chọn các hàng quen hoặc có uy tín để mua. Lưu ý tránh các quầy bán hàng gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như cống rãnh thoát nước thải, khu vực có rác thải, gần nhà vệ sinh.
- Nên chọn các quầy hàng được bày riêng biệt các loại rau, củ, quả với các loại thịt, sản phẩm gia cầm và thủy hải sản.
- Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ hoặc khác nhau. Thận trọng với những loại rau có khả năng bơm thuốc sâu như: rau muống, rau ngót, xà lách, rau cải các loại. Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường.
- Đối với thịt nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, màng ngoài nhớt. Tránh các loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.
- Đối với các loại thủy, hải sản, nếu có thể nên chọn các loại thực phẩm tươi, còn sống, hoặc nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh dù là bán trong siêu thị hay ở chợ truyền thống.
- Đối với các loại thủy, hải sản, nếu có thể nên chọn các loại thực phẩm tươi, còn sống, hoặc nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh dù là bán trong siêu thị hay ở chợ truyền thống.
Cách chọn mua đồ hộp
- Kiểm tra kỹ hạn sử dụng
- Nên chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ có tiếng kêu đanh. Không chọn và sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp nếu có các hiện tượng sau:
- Hộp bị phồng ra ở nắp hoặc các vị trí khác, nếu có hiện tượng đó thì sản phẩm bên trong đã bị vi sinh vật phân hủy làm hỏng và sinh ra khí.
- Gói đồ hộp bị hở hoặc rò rỉ, bị móp hoặc biến dạng do va đập mạnh
- Đồ hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm.
2. Cách tích trữ và bảo quản thực phẩm
Sơ chế sạch trước khi bảo quản
- Đối với thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày.
- Bạn nên làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, màng bọc thực phẩm, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá vừa để mùi thịt cá sống không lan sang khắp tủ lạnh hoặc tủ đông, vừa để bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Bảo quản thực phẩm tươi sống
- Đối với bảo quản các thực phẩm tươi sống như: Thịt, cá, hải sản,... khi mua về bạn nên giữ nguyên bao bì nếu bạn mua ở siêu thị. Nếu mua ở chợ, hãy bảo quản riêng bằng hộp đựng thức ăn chuyên chứa thịt và nên sử dụng hết trong khoảng 2 ngày.
Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng
- Khi bảo quản thực phẩm thừa và dễ hư hỏng bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó.
- Hộp hoặc chai thủ tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.
Bảo quản trái cây và rau
- Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
- Để bảo quản được lâu, bạn có thể bọc củ quả lại bằng giấy báo hoặc túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn. Đối với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây… sau khi mua về, có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
- Hy vọng bải viết trên đây sẽ giúp quý khách hàng trữ được những thực phẩm đúng cách để có những bữa ăn ngon và an toàn cho gia đình mình trong mùa dịch này bạn nhé. Đừng quên truy cập thường xuyên vào website: https://mitsu.vn để nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác.
Like và chia sẻ: