14 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN TỦ ĐÔNG MITSUXFAN? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẠI NHÀ
1. Tủ không hoạt động
Nguyên nhân:
Tủ bị mất kết nối điện do dây nguồn chưa được cắm vào ổ điện hoặc ổ cắm chưa có điện.
Điện áp quá thấp hoặc quá cao.
Cách khắc phục:
Kiểm tra lại nguồn điện và thiết bị, đảm bảo cắm điện vào ổ và ổ có điện.
Sắm cho mình một chiếc ổn áp hoặc biến thế, giúp làm ổn định hệ thống lưới điện, đảm bảo tủ đông hoạt động ổn định.
Nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không phải, thì có thể do dây gặp vấn đề, bạn không nên tự thay mà hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành của hãng hay đơn vị sửa chữa tủ đông để họ tiến hành kiểm tra và sửa chữa.
Nguyên nhân:
Thực phẩm có thể bị hư hỏng, thối rữa và có thể chưa được bao gói kĩ càng.
Bên trong tủ chưa được vệ sinh sạch sẽ.
Cách khắc phục:
Kiểm tra thực phẩm, nếu thực phẩm bị hư mang ra khỏi tủ, và thực phẩm khi cho vào tủ đông tốt nhất nên bao gói kĩ càng.
Định kì vệ sinh tủ đông thường xuyên tầm 2 - 3 tháng 1 lần.
3. Tủ không lạnh hoặc làm lạnh lâu
Nguyên nhân:
Thông thường tủ đông sẽ hoạt động trong thời gian lâu hơn vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn ngày thường.
Cất trữ quá nhiều thực phẩm vào tủ đông cùng một lúc (thực phẩm còn chưa nguội hẳn cũng cho vào).
Thường xuyên mở cửa tủ làm thất thoát hơi lạnh.
Lớp băng dày.
Cách khắc phục:
Bạn nên tránh mở tủ đông quá thường xuyên.
Đặt thực phẩm vào tủ đông đúng cách, không vượt định mức và đảm bảo có lỗ thoáng để không khí lưu chuyển dễ dàng.
Nếu thấy bên trong tủ bị đóng lớp băng dày, cần tiến hành rã đông và vệ sinh tủ.
4. Đèn chiếu sáng không sáng
Nguyên nhân:
Tủ đông không được kết nối với nguồn điện.
Đèn báo bị hỏng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra lại nguồn điện và thiết bị, đảm bảo cắm điện vào ổ và ổ có điện.
Trường hợp đèn báo bị hỏng, bạn không nên tự thay mà hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành của hãng hay đơn vị sửa chữa tủ đông để họ tiến hành kiểm tra và sửa chữa
5. Không thể đóng cửa tủ
Nguyên nhân:
Bao bì thực phẩm bị kẹt vào cửa tủ.
Tủ chứa quá nhiều thực phẩm.
Tủ đông bị nghiêng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra bao bì thực phẩm có bị kẹt vào cửa tủ không, nếu có thì bạn lấy ra.
Xem tủ có chứa quá nhiều thực phẩm làm cấn cửa tủ không, nếu có thì bạn sắp xếp lại thực phẩm và bỏ bớt ra.
Kiểm tra xem tủ đông kê có bị nghiêng không, nếu có thì kê lại.
6. Phát ra tiếng ồn lớn
Nguyên nhân:
Thực phẩm xếp chưa được bằng phẳng.
Tủ đông kê chưa được cân bằng.
Các bộ phận của tủ đông chưa được lắp đúng.
Sắp xếp lại thực phẩm trong tủ đông cho bằng phẳng.
Kê lại tủ đông cân bằng.
Nếu 2 cách khắc phục trên mà tủ đông của bạn vẫn phát tiếng ồn lớn, bạn hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành của hãng hay đơn vị sửa chữa tủ đông để họ tiến hành kiểm tra và sửa chữa.
7. Hơi khó khi mở cửa
Nguyên nhân: Sau khi tủ đông đã lạnh, sẽ có khác biệt giữa áp suất bên trong và bên ngoài tủ. Do đó, khi mở cửa tủ, bạn sẽ thấy hơi khó một chút và đây là hiện tượng bình thường.
Cách khắc phục: Bạn chỉ cần dùng lực mạnh hơn bình thường một tí để mở, tuy nhiên không phải giật mạnh cửa tủ mà bạn dùng lực để cánh cửa tủ có khe hở và từ từ sẽ mở được.
8. Tủ bị chảy nước
Nguyên nhân:
Có thể van thoát nước của tủ đang bị hở.
Lỗ thoát nước đang bị nghẽn do lớp bụi bẩn hoặc lớp đá tuyết bám lâu ngày, khiến cho phần nước bên trong tủ đông bị tích tụ và dần dần rò rỉ nước ra ngoài.
Khay chứa nước có vấn đề.
Lòng tủ bị hư hỏng
Cách khắc phục:
Kiểm tra van thoát nước đang trong tình trạng - bị hở hay bị bám bụi?
Nếu bị hở thì đậy nắp van lại. Còn nếu trông thấy van bị nghẽn do lớp bụi bám thì dùng vật nhọn cứng để loại bỏ chỗ tắc nghẹn ấy, rồi đóng van lại.
Kiểm tra vị trí lắp đặt khay hứng nước có đúng hay không?
Kiểm tra khay hứng nước có bị hỏng – vết nứt, vết lõm… hay không? Nếu xuất hiện các vết hỏng trên khay thì liên hệ ngay với nhà sản xuất, hoặc gọi cho trung tâm bảo hành sản phẩm để tìm mua linh kiện thay thế.
9. Cánh tủ hơi khó mở, bị hút chặt:
Nguyên nhân:
Sau khi tủ đông hoạt động và làm lạnh, không khí bên trong tủ co lại khiến áp suất bên trong tủ thấp hơn bên ngoài. Do đó, cánh tủ có thể bị hút khá chặt và bạn sẽ thấy hơi khi mở tủ. Đây là hiện tượng bình thường nhất là với tủ cắm lần đầu hay tủ chứa quá ít đồ bên trong.
Cách khắc phục:
Bạn chỉ cần dùng lực mạnh hơn bình thường một tí để mở, tuy nhiên không phải giật mạnh cửa tủ mà bạn dùng lực để cánh cửa tủ có khe hở để cân bằng áp suất và từ từ sẽ mở được.
Nếu vẫn chưa thể mở, bạn có thể rút ổ cắm điện để tủ ngừng hoạt động trong vòng 30-40 phút, sau đó có thể mở nắp tủ ra bình thường.
10. Có hơi nước, đọng sương ở bên trong và ngoài vỏ tủ đông
Biểu hiện
Tủ đông đổ mồ hôi với biểu hiện là hơi nước đọng sương ở bên trong và ngoài vỏ tủ lạnh.
Nguyên nhân
Cửa tủ đông không kín.
Thực phẩm còn nóng đã cho vào tủ đông.
Độ ẩm không khí cao, thời tiết nồm ẩm mưa bão.
Cách khắc phục
Cửa tủ đông không kín có thể do gioăng cao su của tủ bị rách hoặc bong, móp méo. Trong trường hợp này bạn có thể thay viền cao su nếu rách hoặc dán lại miếng gioăng cao su bằng cách dùng máy sấy hơ nóng vị trí bị hở để cao su phục hồi lại độ đàn hồi ban đầu, giúp gioăng siết chặt vào cửa tủ đông.
Nếu là do thói quen đóng không cẩn thận, không kín hoặc do thường xuyên bỏ nhiều thức ăn còn nóng vào tủ bạn cần bỏ thói quen này để tủ đông hoạt động hiệu quả hơn nhé.
Nếu đổ mồ hôi do thời tiết thì đây là hiện tượng bình thường bạn không phải quá lo lắng, bạn nên vệ sinh lau sạch hơi nước bám bên ngoài và bên trong tủ để đảm bảo nước chảy ra ảnh hưởng đến linh kiện tủ, thực phẩm bên trong tủ, cũng như làm ướt sàn nhà.
11. Trên gioăng tủ đông bị đọng hơi nước
Biểu hiện
Tương tự như tình trạng tủ đông đọng sương, đọng hơi nước bên trong và bên ngoài tủ đông, trên gioăng cửa bên trong sẽ thấy hơi nước đọng lại.
Nguyên nhân
Cửa tủ đóng không kín.
Thời tiết nồm ẩm.
Nhồi nhét quá nhiều thực phẩm làm tắc nghẽn đường thông gió bên trong, cho thực phẩm còn nóng vào trong tủ.
Cách khắc phục
Với cửa tủ đóng không kín bạn nên xem lại gioăng tủ lạnh có vấn đề không, nếu rách hỏng nên thay mới, nếu bong hoặc giãn có thể dùng máy sấy hơ nóng để gioăng cao su quay về độ đàn hồi ban đầu, rồi dùng băng dính dán kín cửa tủ trong vài tiếng để gioăng khít lại.
Sắp xếp lại thực phẩm và tránh vị trí gió lạnh toả ra bên trong tủ để khí lạnh lưu thông đều hơn. Tránh cho thực phẩm nóng vào.
Trong trường hợp do thời tiết, bạn nên vệ sinh tủ thường xuyên là được nhé.
12. Máy nén hoạt động liên tục
Biểu hiện
Tủ đông chạy liên tục để đảm bảo độ lạnh hoặc chạy rồi ngắt nghỉ liên tục.
Nguyên nhân
Nhiệt độ tủ lạnh không ổn định do:
Cửa tủ bị hở không đóng kín khiến hơi lạnh thoát ra ngoài, tủ phải hoạt động liên tục để duy trì mức độ lạnh.
Đèn chiếu sáng bên trong tủ bị hỏng vẫn sáng kể cả khi đóng tủ khiến tủ bị mất nhiệt nhanh.
Thực phẩm sắp xếp quá nhiều và gần nơi xả hơi lạnh nên tủ không đạt được nhiệt độ cần thiết.
Gioăng cao su viền cửa bị cong vênh, rách làm tủ không khít.
Rơ le nhiệt hỏng
Do lắp sai rơ le.
Rơ lẻ lỏng lẻo không tiếp xúc tốt.
Thiếu gas
Máy nén hư hỏng, chạy yếu
Nguồn điện cắm tủ đông không ổn định
Cách khắc phục
Nếu nhiệt độ tủ đông không ổn định do nguồn điện hoặc do thực phẩm bên trong, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện nơi cắm tủ lạnh, ngoài ra sắp xếp thực phẩm lại một cách khoa học
Nếu gioăng tủ lạnh hỏng rách thì nên thay mới, nếu bị giãn bong ra có thể dùng máy sấy hơ nhiệt để cao su quay về độ đàn hồi ban đầu.
Trong các trường hợp do rơ le, đèn báo bên trong tủ, thiếu gas hay máy nén hư hỏng thì cần gọi thợ sửa chữa đến để kiểm tra và khắc phục vấn đề.
Biểu hiện
Sờ vào hai bên hông tủ cảm giác nhiệt độ quá cao và rất nóng.
Nguyên nhân
Dàn nóng của tủ đông được thiết kế lắp đặt hai bên hông tủ lạnh nên khi hoạt động sẽ toả nhiệt tạo ra hiện tượng tủ đông bị nóng bên hông.
Tủ đặt ở chỗ quá hẹp, tiếp xúc với ánh nắng hoặc các thiết bị có khả năng toả nhiệt nhiều.
Cách khắc phục
Nếu không quá nóng thì đây không phải là lỗi, đó là hiện tượng thường gặp ở tủ đông khi dàn nóng hoạt động bạn không cần phải lo lắng.
Nếu tủ quá nóng: Có thể xung quanh không gian tủ quá chật hẹp. Hãy để tủ ở vị trí thoáng hơn, cách với mặt tường và các thiết bị khác ít nhất 15-20cm. Đủ chỗ trống để hơi nóng tỏa ra từ dàn nóng khi hoạt động được lưu thông và giảm nhiệt. Đặt tủ đông tránh xa bếp gas, bếp lò và những thiết bị tỏa nhiệt.
14. Cách hạn chế lỗi khi sử dụng tủ đông
Bất cứ thiết bị nào khi sử dụng một thời gian đều sẽ có lỗi bởi mọi thiết bị đều có tuổi thọ của nó. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng tủ lạnh đúng cách tốt nhất để hạn chế lỗi đồng thời kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Với tủ đông, những cách dưới đây sẽ giúp tủ ít bị lỗi hơn:
Vệ sinh tủ đông thường xuyên: Việc vệ sinh tủ thường xuyên giúp thực phẩm được bảo quản tươi mới, thơm ngon, đồng thời ít khi bị mùi hôi hoặc nhiễm khuẩn. Việc sắp xếp gọn gàng thực phẩm bên trong, không nhồi nhét quá nhiều giúp hơi lạnh bên trong được lưu thông tốt nhất. Tủ lạnh hoạt động ngắt nghỉ hợp lý sẽ ít khi hỏng hóc hơn.
Bảo trì định kỳ: Việc kiểm tra và bảo trì định kỳ rất quan trọng, giúp sớm phát hiện các lỗi ở tủ đông và khắc phục kịp thời. Tránh trường hợp tủ hỏng nặng mới phát hiện ra, sẽ tốn chi phí sửa chữa nhiều hơn cũng như khó để tủ lạnh hoạt động tốt như ban đầu.
Trên đây là 14 lỗi thường gặp ở tủ đông mà bạn nên nắm được nếu có dự định sử dụng các sản phẩm này để sử dụng tủ đông hiệu quả và đỡ tốn kém chi phí sửa chữa không cần thiết.
Với trường hợp lòng tủ bị hỏng, bạn không thể làm gì khác ngoài liên hệ đến trung tâm bảo hành của hãng hay đơn vị sửa chữa tủ đông để họ tiến hành kiểm tra và sửa chữa nhé!
Công ty TNHH Mitsu Air Việt Nam
Hotline: 0974808064 - 0976808064 (miễn phí)
Địa chỉ: số 10 đường CN11, khu công nghiệp Tân Bình, Phường Sơn Kỳ Quận Tân Phú, TP.HCM
Like và chia sẻ: